Trung tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng (CECoD) là một tổ chức phi chính phủ, trực thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. CECoD nhận được sự hỗ trợ tài chính từ tổ chức Winrock International để thực hiện sáng kiến “Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động đốt mở, từ đó giảm các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng”. Sáng kiến là một phần của Dự án Giảm thiểu ô nhiễm do USAID tài trợ cho Việt Nam. Thời gian thực hiện Sáng kiến từ tháng 2/2023 đến tháng 12/2025.
Mục tiêu chung của Sáng kiến là “Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ hoạt động đốt mở và các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng, trên cơ sở xây dựng và áp dụng giải pháp tổng hợp đa lĩnh vực, tăng cường hoạt động mạng lưới, sự phối hợp giữa các Bên liên quan và các tác động cộng hưởng.”
Mục tiêu cụ thể của Sáng kiến:
- Đánh giá được mức độ phân bố ô nhiễm không khí trên diện rộng, nhận diện được các điểm nóng ô nhiễm và các rủi ro, áp lực tác động tiêu cực lên hệ sinh thái.
- Xây dựng được giải pháp can thiệp tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực về chính sách, pháp luật, kỹ thuật và sinh kế bền vững và tăng cường hiệu quả cho các hoạt động mạng lưới, tác động tập thể để giảm ô nhiễm không khí một cách bền vững.
- Triển khai được các giải pháp công nghệ để xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp, giảm các hoạt động đốt mở thiếu kiểm soát gây ô nhiễm không khí.
- Đánh giá được tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng, gánh nặng bệnh tật trong phạm vi Sáng kiến; xây dựng được các báo cáo và thông điệp truyền thông để nhân rộng trong phạm vi cả nước để hỗ trợ vận động chính sách.
Hiện nay, Sáng kiến đang có kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu (3). Theo đó, Sáng kiến cần thực hiện hoạt động “Mô hình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng tại 02 xã ở Thành phố Hà Nội và Hải Dương”
Để đảm bảo sản phẩm đầu ra từ hoạt động này đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thực hiện mô hình đạt hiệu quả, Sáng kiến có nhu cầu tìm kiếm Đơn vị/Tổ chức tư vấn để thực hiện nhiệm vụ tư vấn kỹ thuật xử lý rơm rạ tại ruộng đáp ứng nhu cầu.
- Yêu cầu đối với Đơn vị/Tổ chức trong nước
B.1. Mục tiêu công việc đối với đơn vị/tổ chức thực hiện:
- Triển khai được các giải pháp công nghệ để xử lý phụ phẩm nông nghiệp: giảm các hoạt động đốt rơm rạ sau thu hoạch thiếu kiểm soát, gây ô nhiễm không khí.
- Tăng cường năng lực cho người dân 2 xã về kiến thức, giải pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ tại ruộng để thay đổi hành vi đốt rơm rạ sau thu hoạch gây ô nhiễm không khí
- Tăng cường sự giám sát và quản lý của chính quyền địa phương đối với hoạt động đốt rơm rạ gây ô nhiễm không khí.
- Thực hiện thí điểm mô hình can thiệp bằng giải pháp vi sinh cho diện tích 100 ha tại xã Xuân Thu (huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội) và 100 ha tại xã Kim Xuyên (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương).
B.2. Thực hiện công việc cụ thể:
- Bố trí chuyên gia cùng tham gia các hoạt động tham vấn chính quyền địa phương, người dân để xác định các giải pháp can thiệp và diện tích ruộng lúa thực hiện mô hình.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho thành viên Ban giám sát cộng đồng và đại diện hộ dân tham gia thực hiện mô hình.
- Phối kết hợp với Ban giám sát cộng đồng cấp thôn để triển khai và giám sát Mô hình hiệu quả.
- Triển khai thực hiện mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch với diện tích 100 ha tại xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
- Triển khai thực hiện mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch với diện tích 100 ha tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- Giám sát và nghiệm thu diện tích xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng giải pháp vi sinh
B.3. Sản phẩm của hoạt động tư vấn
(1) Báo cáo kết quả tập huấn kỹ thuật xử lý rơm rạ;
(2) Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xử lý rơm rạ tại ruộng;
(3) Bản cam kết thực hiện Mô hình của các hộ dân;
(4) Hoàn thành xử lý rơm rạ sau thu hoạch cho 200 ha của 2 xã;
(5) Danh sách các hộ gia đình đã hoàn thành thực hiện kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch có xác nhận của UBND xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương và UBND xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, Tp. Hà Nội;
B.4. Thời gian và kế hoạch dự kiến
Hoạt động thực hiện từ tháng 5 đến tháng 7/2024, dự kiến như sau:
STT | Hoạt động | Thời gian |
1 | Tham vấn chính quyền và người dân tại 2 địa phương | Tháng 5/2024 |
2 | Tổ chức tập huấn kỹ thuật xử lý rơm rạ tại ruộng cho Ban Giám sát cộng đồng và đại diện hộ dân | Tháng 6/2024 |
3 | Tổ chức thực hiện Mô hình xử lý rơm rạ trên đồng ruộng tại 2 xã | Tháng 6-7/2024 |
4 | Nghiệm thu hoạt động | Tháng 7/2024 |
B.5 Yêu cầu năng lực và kinh nghiệm:
Đơn vị/tổ chức tư vấn cần đạt các yêu cầu sau:
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý phụ phẩm nông nghiệp, xử lý rơm rạ sau thu hoạch.
- Có kinh nghiệm trong thực hiện các dự án tương tự;
- Có đủ nhân sự thực hiện mô hình.
Các đơn vị/tổ chức tư vấn quan tâm xin gửi đề xuất và ngân sách thực hiện hoạt động đến địa chỉ: Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng, số 23, ngõ 1104 Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội trước ngày 25/4/2024. (Thông tin liên hệ:le.anthropology@gmail.com. SĐT: 0913003849 )