Ngày 3/6/2024 và ngày 9/6/2024 trong khuôn khổ dự án Dự án Giảm ô nhiễm do USAID tài trợ USAID thông qua Tổ chức Winrock International, Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng (CECoD) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương và UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội triển khai khởi động Mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại 2 xã Kim Xuyên, Kim Thành, Hải Dương và xã Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội
Với mong muốn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, nông dân, chuyên gia môi trường và các công ty để hỗ trợ nông dân sử dụng enzyme sinh học để xử lý rơm rạ trên 100 ha ruộng lúa tại xã Kim Xuyên tham dự buổi Khởi động mô hình có các đại biểu bao gồm đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, đại diện UNBD huyện Kim Thành, đại diện tổ chức Winrock, CECoD, chuyên gia và đặc biệt là các hộ dân tham gia mô hình. Tại buổi lễ khởi động, 400kg chế phẩm vi sinh đã được trao tặng cho xã Kim Xuyên và chủ tịch UBND xã Kim Xuyên đã trao Quyết định thành lập Ban chủ nhiệm Mô hình.
Buổi chiều, các chyên gia đã trực tiếp hướng dẫn người dân sử dụng chế phẩm vi sinh trên cánh đồng mẫu. Các cánh đồng tại 2 thôn Phương Duệ và Thiện Đáp sẽ tiếp tục được triển khai xử lý rơm rạ bằng vi sinh.
Ngày 9/6/2024, tại buổi khởi động mô hình đại diện nhà tài trợ đã trao tặng 248kg chế phẩm vi sinh cho hội nông dân xã Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội.
Hơn 200 hộ gia đình cam kết sử dụng phương pháp xử lý rơm rạ bằng vi sinh thay vì đốt như bình thường. Có được sự ủng hộ của người dân không chỉ các đơn vị tham gia dự án mà còn nhờ sự chỉ đạo, theo dõi của đại diện UBND huyện Sóc Sơn và hơn hết là do chính ý thức của các bác nông dân.
Hy vọng hoạt động này sẽ phát triển một mô hình dựa trên bằng chứng để giảm ô nhiễm không khí từ canh tác lúa đồng thời tăng dinh dưỡng cho đất với mục tiêu mô hình này có thể mở rộng ra cả tỉnh sau khi thử nghiệm thành công.